2014 là một năm để lại nhiều dấu ấn của các phim Cơ đốc giáo
gây sốt vé ở hàng loạt các rạp chiếu trên khắp nước Hoa Kỳ và nhiều nơi khác
trên thế giới với các siêu phẩm như "Con của Đức Chúa Trời" (Son of
God), "Nô-ê" (Noah), và nổi bật nhất là "Thiên đàng là có thật"
(Heaven is for real) và "Chúa Không Chết" (God's Not Dead). Đặc biệt là phim "Chúa Không Chết"
được công chúng đón nhận mạnh mẽ hơn những mong đợi của ê-kíp sản xuất, nhận được
sử ủng hộ lớn của hàng loạt các tổ chức kiểm định Cơ đốc giáo từ Công giáo đến
Ngũ Tuần và liên hệ phái.
Tin tức nóng hổi "Chúa không chết" |
Phim "Chúa Không Chết" được dựng dựa trên cuốn
sách cùng tên của tác giả Rice Broocks phản hồi lập luận của Chủ nghĩa Nhân văn
(Humanism), một dịch bệnh đối với tri thức đang lan rộng khắp các trường đại học
trên toàn thế giới. Thực chất, Chủ nghĩa
Nhân văn mới xuất hiện trong khoảng hơn 100 năm trở lại đây với những tuyên bố
rất khiêu khích của Charles Darwin, Friedrich Nietzsche, Richard Dawkin,
Christopher Hitchen và Stephen Hawking.
Nổi tiếng nhất là tuyên bố của Nietzsche là "Chúa đã chết" hay
Hitchen "Chúa không vĩ đại", etc.
Đối với Chủ nghĩa Nhân văn, con người là rốn của vũ trụ, còn ý tưởng về
một đấng thiên thượng, hay Chúa Trời chỉ là một khái niệm do trí tưởng tượng của
con người tạo ra để giải thích cho mọi mặt của cuộc sống. Theo họ, ngày nay khoa học đã phát triển cao
nên con người không còn cần vai trò của Chúa Trời nữa.
Quay trở lại phim "Chúa Không Chết", nhân vật
chính Joss khi bước vào giảng đường đại học, phải học môn triết học với giáo sư
Jeffrey (một nhân vật giả tưởng đại diện cho tư tưởng của Darwin, Nietzsche,
Dawkin, Hitchen và Hawking). Giống như
Nietzsche[1],
Jeffrey phải chứng kiến cái chết của rất nhiều người thân từ khi còn nhỏ và ông
ta không thể tin được Đức Chúa Trời tốt lành lại cho phép những điều xấu xảy ra
trên thế giới này. Gần giống như
Hawking[2],
Jeffrey cũng có một người bạn gái là một Cơ đốc nhân tận hiến, và ông thường tỏ
ra khinh thường trước mặt những người đồng nghiệp vô thần.
Buổi học đầu tiên, Jeffrey yêu cầu tất cả các sinh viên phải
viết xuống giấy ba từ "Chúa đã chết" và yêu cầu họ ký tên bên dưới. Cả một giảng đường đông nghịt sinh viên cắm
cúi viết và Joss, một Cơ đốc nhân, đắn đo không biết phải làm sao. Cuối cùng cậu quyết định rằng sẽ không làm dối
lòng và không viết theo yêu cầu của giáo sư.
Với mục đích làm nhục Joss, Jeffrey yêu cầu cậu phải chuẩn bị ba bài
thuyết trình để thuyết phục các sinh viên cùng lớp rằng "Chúa không chết." Trước buổi thuyết trình đầu tiên, Joss được một
mục sư khuyên nhủ rằng hãy lấy đây là cơ hội duy nhất để chia sẻ về Chúa cho những
bạn học cùng và hãy nói sự thật chứ không phải để chứng tỏ mình.
Sau ba buổi thuyết trình và tranh luận, tất cả mọi logic của
Jeffrey và toàn bộ các lập luận của Chủ nghĩa Nhân văn hoàn toàn thất bại. Những lập luận của Chủ nghĩa Nhân văn trở nên
thiếu logic, lỏng lẻo và tự mâu thuẫn, và dường như cần một lượng đức tin lớn
hơn để tin rằng không có Chúa so với tin là có Chúa. Lời của Thi Thiên quả thật đúng khi nói rằng
"Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: Chẳng có Đức Chúa Trời" (Thi-Thiên
14:1).
Nếu đức tin của bạn đang bị thách thức ở nơi trường học, nơi
công sở, trong gia đình, hãy nhớ rằng, Đức Chúa Trời của chúng ta là đấng đang
sống. Khi bạn phải đối diện với thách thức,
hãy ghi nhớ lời bài hát "Chúa không chết" của ban nhạc Newsboy với điệp
khúc dưới đây.
Chúa của tôi không chết / My God's not dead
Ngài chắc chắn đang sống / He's surely alive
Ngài đang sống trong tôi / He's living on the inside
Gầm
lên như sư tử tơ / Roaring like a lion
Coca Cola thiết kế ra mẫu vỏ chai hấp dẫn nhất mọi thời đại |
Apple Computers thiết kế ra mẫu điện thoại thông minh bán chạy nhất mọi thời đại |
[1]
Friedrich Nietzsche (1844-1900) là con của một mục sư hệ phái Luther. Bố ông mất vì bệnh bại não khi ông 5 tuổi, và
năm sau đó em trai ông mất khi mới 2 tuổi.
Gia đình ông chuyển đến ở với bà, và bà cũng mất khi ông mới 12 tuổi. Năm 1864, khi mới 20 tuổi, Friedrich
Nietzsche bắt đầu học thần học ở Đại học Bonn, nhưng ngay sau đó mất niềm tin
Cơ đốc, chuyển sang nghiên cứu triết học và trở thành một trong những trụ cột của
Chủ nghĩa Nhân văn. Năm 1889, khi 45 tuổi,
Friedrich Nietzsche bị tâm thần và phải điều trị ở nhiều bệnh viện khác
nhau. Năm 1900, sau 11 năm sống trong bệnh
tật, ông qua đời.
[2]
Stephen Hawking (1942) là nhà thiên văn học đương thời nổi tiếng người
Anh. Từ 1969 đến 1995, ông kết hôn với
Jane Wilde, một Cơ đốc nhân tận hiến và hai người đã có rất nhiều tranh luận về
đức tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét